Vitamin K là gì? Có vai trò ra sao với cơ thể?

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest

Vitamin K là một trong 13 loại vitamin thiết yếu cho sự hoạt động, phát triển của cơ thể. Thế nhưng lâu nay nhiều người vẫn còn chưa chú trọng đến việc bổ sung loại vitamin này. Vậy vitamin K là gì? Vitamin K có vai trò gì với sự phát triển của cơ thể?

1. Vitamin K là gì?

Thuật ngữ vitamin K dùng để chỉ nhóm vitamin có khả năng hòa tan trong môi trường chất béo. Trong tự nhiên vitamin K thường tồn tại ở 2 dạng chính gồm vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (menaquinone).

Vitamin K có thể tan trong môi trường chất béo

Trong đó vitamin K1 tồn tại chủ yếu trong các loại thực phẩm tự nhiên. Còn vitamin K2 sẽ được tổng hợp từ một số loại lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra vẫn còn một dạng khác của vitamin K nhưng những loại này lại không có hiệu lực sinh học với cơ thể.

2. Vai trò của vitamin K với cơ thể

Vitamin K là thành phần cơ bản tham gia vào quá trình làm đông máu của cơ thể. Theo đó loại vitamin K có khả năng tổng hợp ra một loại protein hết sức đặc biệt. Vì thế nếu thiếu đi loại vitamin này cơ thể sẽ không thể kiểm soát được lượng chảy ra khi bị thương ngoài da.

XEM NGAY:  Uống thuốc bắc có béo lên không? Cách tăng cân không cần dùng thuốc 

Vitamin K có tác dụng làm đông máu, ngăn chặn xuất huyết

Bên cạnh chức năng chống xuất huyết, vitamin K cũng là thành phần tham gia tích cực vào quá trình hình thành xương cùng với khoáng chất canxi. Cùng với đó là hàng loạt vai trò khách như:

  • Hỗ trợ làm lành vết thương, giảm sưng đau
  • Hỗ trợ điều trị mụn
  • Ngăn chặn sự xuất huyết do phản ứng với một số loại thuốc
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều căn bệnh mãn tính

3. Cơ thể sẽ mắc bệnh gì khi thiếu vitamin K?

Ngoài tác dụng làm đông máu, ngăn chặn mất máu, vitamin K đã được công nhận có khả năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh tật. Do đó khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin K đồng nghĩa chúng ta có nguy cơ cao mắc phải nhiều căn bệnh.

Thiếu vitamin K có thể gây loãng xương

3.1. Một số căn bệnh ung thư

Một vài bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi,.. Cơ thể phần nào bị ngăn chặn bởi sự tác động của vitamin K. Một nghiên cứu gần đã chỉ ra rằng nam giới ở độ tuổi từ 35 đến 64 tuổi bị thiếu hụt vitamin K có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người bình thường khác.

3.2. Bệnh loãng xương

Lâu nay mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ có vitamin D và canxi cần thiết cho sự phát triển của xương khớp. Tuy nhiên vitamin K lại là chất đóng vai trò cung cấp chất vôi hóa. Vì thế khi bị thiếu vitamin này, chúng ta sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

XEM NGAY:  Vitamin D có trong thực phẩm nào? Nên mua ở đâu?

3.3. Cơ thể nhanh bị lão hóa

Thiếu hụt vitamin K không phải là nguyên nhân trực tiếp hình thành các nếp nhăn. Tuy nhiên nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ loại vitamin này lại gây ra những bệnh lý về tim mạch, xương khớp,.. Đây có thể xem như những tác nhân khiến bạn bị già đi nhanh hơn.

3.4. Gây dị tật ở trẻ sơ sinh

Trong thời kỳ mang thai nếu chị em không bổ sung đầy đủ vitamin K, thai nhi có nguy cơ cao mắc phải nhiều dị tật. Đó có thể là một số bộ phận như chân tay, mắt, mũi, miệng,.. Của thai nhi không phát triển hoàn thiện.

4. Dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu hụt vitamin K

Vết thương rất lâu lành nếu thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Trong đó những dấu hiệu cơ bản nhất phải kể đến như:

  • Vết thương lâu lành
  • Khó cầm máu khi bị thương ngoài da
  • Nhức mỏi xương khớp
  • Dễ gặp phải một số biến chứng về tim mạch

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cần nghĩ ngay đến tình trạng cơ thể đang bị thiếu vitamin K. Lúc này, bạn có thể bổ sung qua đường ăn uống hoặc dùng thêm thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K đến từ 3 nguyên nhân chính. Bao gồm bệnh lý về dạ dày, đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ngăn tái hấp thụ axit mật.

XEM NGAY:  Vitamin B9 có trong thực phẩm nào? Nên mua ở đâu? 

5.1. Do bệnh lý về dạ dày hoặc rối loạn đường tiêu hóa

Một số bệnh lý về dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa dễ khiến cơ thể bị thiếu vitamin K. Bởi dạng vitamin K2 được sinh ra từ các loại lợi khuẩn trong đường ruột. Khi đường ruột bị rối loạn, lợi khuẩn có thể bị suy giảm. Từ đó làm gián đoạn sự sản sinh vitamin K2.

5.2. Do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày

Các nhà khoa học đã cho biết rằng một số loại thuốc kháng sinh như Cephalosporin sẽ tác dụng làm tiêu diệt và ngăn chặn những lợi khuẩn trong đường ruột. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình tự tổng hợp vitamin K của cơ thể.

5.3. Do sử dụng thuốc ngăn tái hấp thụ axit mật

Ngoài thuốc kháng sinh thì loại thuốc ngăn tái hấp thụ axit mật cũng có khả năng làm suy giảm lượng vitamin K trong cơ thể. Ngoài ra những trường hợp đã từng phẫu thuật cũng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin K.

Sau tất cả những tổng hợp của chúng tôi, có lẽ bạn đã hiểu rõ vitamin K là gì và vai trò của nó đối với cơ thể. Vậy nên để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn đừng quên bổ sung loại vitamin này nhé! 

LinDa Nguyễn

LinDa Nguyễn

Mong muốn chia sẻ tới các bạn kiến thức bổ ích về làm đẹp, mỹ phẩm chất lượng, cách chăm sóc da... Thehinhso là blog được mình đầu tư tâm huyết mong nhận được sự quan tâm và phản hồi từ các bạn nữ.

guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments