Vitamin B9 là gì? Có tác dụng ra sao với cơ thể? 

Facebook
Twitter
Pinterest

Vitamin B9 có chức năng kích thích sự phát triển của các tế bào. Bên cạnh đó là nhiều tác động tích cực đến sức khỏe. Vậy vitamin B9 là gì? Nó có gì khác biệt so với những loại vitamin cùng nằm trong nhóm B? Bạn có muốn được giải đáp cho những câu hỏi trên? Vậy còn chần chờ gì mà không đón đọc phần chia sẻ ngay sau đây.

1. Vitamin B9 là gì?

Vitamin B9 là thuật ngữ chung dùng để chỉ axit folic, folate trong thực phẩm tự nhiên và monoglutamate. Loại vitamin này còn được biết với tên gọi khác là folate. Đây hợp chất rất cần thiết để quá trình trao đổi diễn ra ở cấp độ tế bào diễn ra bình thường.

Vitamin B9 tồn tại trong các thực phẩm tự nhiên hoặc được tổng hợp nhân tạo

Ngày nay bên cạnh nguồn vitamin B9 sẵn có trong tự nhiên, người ta còn có thể tổng được loại vitamin này. Sau đó đưa chúng vào nhiều loại thực phẩm. Loại vitamin B9 được tổng hợp theo phương pháp nhân tạo có tên gọi là axit folic. Và vào năm 1998, người ta đã chính thức bổ sung axit vào trong một số sản phẩm ngũ cốc, các loại bánh, sản phẩm chứa nhiều tinh bột.

XEM NGAY:  Vitamin B6 có trong thực phẩm nào? Nên mua ở đâu? 

2. Tác dụng của vitamin B9 với cơ thể

Vitamin B9 là thành phần tham tích cực vào nhiều quá trình, phản ứng diễn ra trong nhiều hệ cơ quan. Folate đã được chứng minh về tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư vú, tim mạch,..

2.1. Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú

Vitamin B9 có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vú

Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Những nghiên cứu trong những năm gần đây của nhiều nhà khoa học đã chứng minh ăn thực phẩm giàu folate giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Bởi khi đó những tế bào gây bệnh đã phần nào bị ngăn chặn.

2.2. Ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh

Phụ mang bầu bổ sung đầy đủ folate sẽ giúp ngăn nắp các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy nên phụ nữ đang mang bầu thường được khuyên nên bổ sung vitamin B9, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

2.3.Hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Đối với bệnh nhân phải điều trị trầm cảm và mất trí nhớ, bác sĩ thường kê một số loại thuốc có chứa thành phần vitamin B9.

2.4. Hỗ trợ điều trị bệnh lý về thận

Có đến hơn 80% người mắc bệnh lý về thận ở giai đoạn nặng đều có chỉ số homocysteine ở mức rất cao. Đây là một tác nhân liên quan trực tiếp đến bệnh lý về tim mạch và đột quỵ. Sử dụng vitamin B7 có tác dụng làm giảm lượng homocysteine.

XEM NGAY:  [Review] 4 Dòng Nước Tẩy Trang Garnier phù hợp từng loại da

2.5. Hỗ trợ giải độc

Sử dụng thuốc methotrexate có thể khiến bạn bị ngộ độc. Trong trường hợp này, người ta sẽ dùng đến axit folic. Nhằm giảm những triệu chứng như buồn nôn, khó chịu ở vùng họng.

2.6. Giảm huyết áp

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy sử dụng vitamin B9 trong vòng 6 tuần sẽ có tác dụng giảm chỉ số huyết áp. Tuy nhiên cũng không vì thế mà bạn được lạm dụng thuốc vitamin B9. Mà thay vào đó, bạn nên bổ sung folate thông qua các loại thực phẩm.

3. Liều dùng vitamin B9 cho từng đối tượng

Với từng đối tượng, liều lượng dùng vitamin B9 lại được quy định cụ thể theo từng tình trạng bệnh lý.

Cần sử dụng vitamin B9 đúng liều lượng

Sử dụng vitamin B9 dạng viên: Sử dụng vitamin B9 dưới dạng viên uống khá an toàn với liều lượng dưới 1 mg/ngày. Tuy nhiên nếu dùng từ 0.8 – 1.2 mg/ngày có thể khiến người dùng tăng biến chứng tim mạch.

Sử dụng vitamin B9 dưới dạng tiêm: Dùng với liều lượng dưới 1 mg/ngày.

Dùng vitamin B9 cho phụ nữ mang thai: Nên sử dụng từ 400 mcg/ngày nếu xác định sẽ mang thai, 600 mcg/ngày với phụ nữ đang trong thai kỳ.

Người bị bệnh thận giai đoạn cuối: 800 mcg – 40 mg/ngày.

4. Một số tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B9

Vitamin B9 khá an toàn nếu bạn sử dụng với đúng liều lượng đã hướng dẫn. Thế nhưng nếu dùng quá liều lượng đương nhiên cơ thể bị ảnh hưởng bởi một số tác dụng phụ dưới đây:

XEM NGAY:  Vitamin D có trong thực phẩm nào? Nên mua ở đâu?

Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B9

  • Mất ngủ, ngủ không ngon
  • Tâm sự thường xuyên cáu gắt
  • Ăn không có cảm giác ngon miệng
  • Nôn nao
  • Cơ thể phát ban

Ở những người có tiền sử mắc bệnh tim, sử dụng vitamin B9 có khả năng làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Trường hợp nặng khi dùng folate liều cao, người bệnh thậm chí còn đối mặt với nguy cơ co giật.

Để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, bạn hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ. Và tốt nhất nên bổ sung folate theo đường ăn uống hàng ngày để đảm bảo an toàn.

Vitamin B9 đóng vai trò như một chất xúc tác của nhiều phản ứng. Đồng thời, đây cũng là một chất giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh mãn tính. Hy vọng với thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết cách sử dụng vitamin B9 một hợp lý. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, nếu có ý định sử dụng loại vitamin này để điều trị bệnh trong thời gian dài, bạn cần tham khảo kỹ tư vấn của chuyên gia y tế. 

5/5 - (1 bình chọn)
LinDa Nguyễn

LinDa Nguyễn

Mong muốn chia sẻ tới các bạn kiến thức bổ ích về làm đẹp, mỹ phẩm chất lượng, cách chăm sóc da... Thehinhso là blog được mình đầu tư tâm huyết mong nhận được sự quan tâm và phản hồi từ các bạn nữ.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình Luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận