Vitamin B3 hay Niacin được xếp vào vị trí thứ 3 trong các vitamin nhóm B. Loại vitamin này tham gia vào hơn 150 phản ứng trong cơ thể. Vậy nên có thể khẳng định nếu không có Niacin cơ thể của chúng ta khó mà duy trì hoạt động bình thường. Vậy chính xác Vitamin B3? Nó có vai trò cụ thể như thế nào với con người?
1. Vitamin B3 là gì?
Vitamin B3 một hợp chất hữu cơ tham gia vào hơn 150 phản ứng trong cơ thể
Vitamin B3 hay còn được biết với nhiều tên gọi khác như Niacin, vitamin PP, Axit nicotinic,.. Đây thực chất là một hợp chất hữu với sự liên kết của 6 nguyên tử carbon, 5 nguyên tử hydro, 1 nguyên tử nito và 2 nguyên tử oxy (C6H5NO2). Người ta có thể tổng hợp được ra Niacin từ tryptophan.
Vitamin B3 loại vào loại hợp chất tương đối ổn định. Niacin sẽ tan trong môi trường nước và dung dịch alcohol. Vitamin B3 không dễ bị phân hủy ngay trong môi trường nhiệt độ cao hay điều kiện ánh sáng mạnh.
2. Vai trò của vitamin B3 với cơ thể
Những nghiên cứu khoa học đã cho biết vitamin B3 nằm trong 5 loại vitamin quan trọng nhất với cơ thể. Nếu trong chế độ ăn uống hàng ngày mà thiếu Niacin, con người có nguy mắc phải nhiều bệnh tật.
2.1. Ngăn ngừa biến chứng tim mạch nguy hiểm
Vitamin B3 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ tim mạch. Theo đó hợp chất này có khả năng đẩy lùi lượng cholesterol trong máu. Đồng thời tham gia tích cực vào quá trình cải thiện chức năng hô hấp. Dưới tác động của Niacin máu sẽ lưu thông ổn định, cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cho tế bào.
Vitamin B3 giúp ngăn ngừa những biến chứng liên quan đến tim mạch
Ngoài ra vitamin B3 cũng sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mất cân bằng oxy (oxidative stress). Từ đó làm giảm những biến chứng do xơ vữa động mạch, cải thiện chức năng cho hệ tim mạch.
2.2. Cải thiện chức năng tiêu hóa
Bạn là người hấp thụ rất kém các chất dinh dưỡng, cơ thể gầy còm? Vậy hãy thử bổ sung vitamin B3. Bởi theo các nhà khoa học Niacin luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn tự nhiên. Khi cơ thể được cung cấp một lượng Niacin vừa đủ, bạn sẽ cảm thấy ăn ngon miệng và làn da cũng hồng hào hơn.
2.3. Hỗ trợ điều trị bệnh Pellagra
Bệnh Pellagra hay các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, cơ bắp phát triển không đều thường là do bị thiếu hụt vitamin B3. Do đó những đối tượng mắc các căn bệnh trên cần bổ sung Niacin qua đường ăn uống hoặc dùng vitamin B3 dưới dạng thuốc uống.
2.4. Giúp xương khớp thêm chắc khỏe
Một chuyên gia về dinh dưỡng hàng đầu của Đan Mạch là tiến sĩ Simran Saini từng khẳng định “Vitamin B3 là hợp chất tuyệt vời cho xương khớp bởi nó có khả năng duy trì lượng canxi luôn ở mức độ lý tưởng.”
Hơn nữa, Niacin cũng đã được chứng minh về khả năng ngăn ngừa viêm khớp. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin B3 đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ luôn có một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, không bị đau nhức.
2.5. Giúp tinh thần thêm minh mẫn
Thiếu hụt vitamin B3 là một trong những nguyên nhân làm chậm tốc độ dẫn truyền thần kinh. Từ đó khiến tinh thần chúng ta mất tập trung. Thậm chí còn gây ra chứng trầm cảm.
Vitamin B3 giúp tinh thần thêm minh mẫn
Đối với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần, trầm cảm,.. Bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thêm thuốc có chứa vitamin B3. Bởi vitamin B3 là thành phần tham gia cấu thành một loại acid amin có tên gọi acid amin Trytopan. Loại acid amin này sẽ thúc đẩy sự sản sinh của Serotoin – chất dẫn truyền thần kinh.
2.6. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường
Vitamin B3 có thể điều chỉnh lượng đường trong máu từ đó hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân mắc tiểu đường. Thực tế cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc tiểu đường đều có sự cải thiện tích cực khi bổ sung và sử dụng Niacin đúng liều lượng.
2.7. Ngăn ngừa lão hóa da
Niacin hay vitamin B3 hỗ trợ tốt trong việc bảo vệ da trước sự xâm nhập của những tác nhân có hại từ ánh nắng Mặt Trời. Bởi vậy mà trong thành phần của các loại kem dưỡng trắng, kem chống lão hóa nhà sản xuất thường bổ sung thêm vitamin B3.
3. Biểu hiện khi cơ thể thiếu vitamin B3
Vitamin B3 là thành phần thiết yếu trong nhiều phản ứng diễn ra trong cơ thể. Vậy nên nếu cơ thể không đi cung cấp Niacin đầy đủ sẽ dẫn tới nhiều thay đổi theo hướng tiêu cực.
Biểu hiện khi cơ thể thiếu vitamin B3
3.1. Xuất hiện tình trạng viêm da
Viêm da là một dấu hiệu cho biết bạn đang bị thiếu vitamin B3. Khi đó những vùng da hay tiếp với không khí, ánh nắng thường bị thâm đen. Kèm theo là những biểu hiện như sưng đỏ, da bị bóc vảy.
3.2. Rối loạn hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa cần có sự tham gia của vitamin B3 thì mới hoạt động bình thường. Nếu thiếu hụt vitamin B3 lâu ngày đường tiêu hóa dễ bị rối loạn như bị viêm loét niêm mạc, chảy máu dạ dày,..
3.3. Rối loạn thần kinh
Không chỉ ảnh hưởng đến đường ruột hay gây ra tình trạng viêm da, thiếu vitamin B3 còn khiến hệ thần kinh bị rối loạn. Khi đó người bệnh có nguy cơ rơi vào trạng thái hôn mê, hoang tưởng, trầm cảm,.. Ở mức độ nhẹ hơn, người bệnh sẽ bị mất ngủ, luôn trong tình trạng lo âu.
Vitamin B3 – một lượng những loại vitamin đặc biệt cần thiết với sự phát triển của cơ thể. Loại vitamin này tham gia vào hơn 150 chuỗi phản ứng. Nếu không chú ý bổ sung Niacin, bạn rất dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm từ nhẹ đến nặng. Mong rằng sau bài viết này, bạn đã nhận thức rõ tầm quan trọng của vitamin B3.