Vitamin B2 nằm trong nhóm vitamin B xếp ở vị trí thứ 2. Đây là loại vitamin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Trong cơ thể của mỗi con người cũng có sự tồn tại của loại vitamin này thì mới duy trì tốt mọi hoạt động. Vậy vitamin B2 thực chất là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
1. Vitamin B2 là gì?
Vitamin B2 hay còn có tên gọi khác nữa là Riboflavin
Vitamin B2 hay còn có tên gọi khác nữa là Riboflavin. Đây là loại vitamin có thể tan trong nước. Vitamin B2 có mặt trong phần lớn những tế bào trong cơ thể.
Ở điều kiện bình vitamin B2 tồn tại ở dạng tinh thể có màu vàng. Đặc biệt đù có thể hòa tan trong nước nhưng Riboflavin lại không hề có mùi hay bất cứ vị đắng nào cả. Vitamin B2 chịu nhiệt tương đối tốt nhưng lại dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng.
2. Tác dụng của vitamin B2 với cơ thể
Vitamin B2 giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong duy trì hoạt động tổng thể của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Tác dụng của vitamin B2 với cơ thể
2.1. Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng
Vitamin B2 là hợp nhất tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Từ đó đẩy nhanh sự sản sinh năng lượng.
2.2. Tăng cường chức năng cho hệ tuần hoàn
Có lẽ không nhiều người biết rằng Riboflavin là chất tham gia kích thích sự sản sinh của kháng nguyên và hồng cầu. Nhờ có vitamin B1 mà oxy được vận chuyển nhanh đến các tế bào hơn.
Đồng thời loại vitamin này cũng đã được chứng minh là có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào. Nhờ vậy mà các mô cơ, da, móng tay hay tóc có thể phục hồi nhanh hơn khi gặp phải hư tổn thương.
2.3. Bảo vệ hệ thần kinh
Những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về thần kinh như động kinh, Alzheimer,.. Thường đã chỉ định dùng thêm vitamin B2. Khi kết hợp thêm với vitamin B6 sẽ điều trị hiệu quả chứng đau cổ tay.
2.4. Làm chậm sự phát triển của virus HIV
Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra phác đồ cụ thể để điều trị triệt để căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Thay vào đó người ta chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trong đó Vitamin B2 đã được chứng minh là có khả năng làm chậm lại tốc độ phát triển của virus HIV.
2.5. Tăng cường khả năng hấp thụ khoáng chất
Các khoáng chất là một phần thiết yếu giúp cơ thể duy trì mọi hoạt động của nhiều hệ cơ quan. Nhưng đôi khi quá trình hấp thụ những khoáng chất này có thể bị cản trở. Vitamin B2 lúc này đóng vai trò như một chất bôi trơn giúp khoáng chất được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
2.6. Đóng vai trò như một chất chống oxy hóa
Gốc tự do được xem như nguyên nhân số 1 đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Để ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do sẽ cần đến sự tham gia của chất chống oxy hóa. Vitamin B2 lúc này đóng vai trò như một chất chống oxy hóa ngăn chặn quá trình sản sinh gốc tự do mới.
3. Dấu hiệu cho biết cơ thể bị thiếu vitamin B2
Vitamin B2 rất cần cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Liệu bạn có đang bị thiếu vitamin B2 hay không? Để nhận biết cơ thể có đang bị thiếu hụt Riboflavin hay không, bạn cần chú ý những thay đổi đang diễn ra trong chính cơ thể mình.
Dấu hiệu cho biết cơ thể bị thiếu vitamin B2
Dấu hiệu ở vùng mắt
Khi lượng vitamin B2 đang bị thiếu hụt, mắt chính là một trong những cơ quan xuất hiện những thay đổi đầu tiên. Những biểu hiện dễ nhận biết nhất bao gồm:
- Bờ mi mắt bị viêm hoặc bị loét
- Vùng mắt có dấu hiệu sưng
- Giác mạc bị bong hoặc bị viêm
- Không nhìn rõ khi trời tối (quáng gà)
- Võng mạc có dấu hiệu chảy máu
Dấu hiệu thay đổi trên toàn cơ thể
Ngoài những dấu hiệu tổn thương ở vùng mắt, tình trạng thiếu vitamin B2 kéo dài còn dẫn đến những thay đổi trên toàn cơ thể.
- Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, mất tập trung, giảm hiệu suất làm việc
- Đường tiêu hóa bị rối loạn do thức ăn chậm chuyển hóa
- Cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu
- Lưỡi có dấu hiệu bị viêm khi xuất hiện nhiều đốm đỏ
- Ngứa, phát ban trên vùng da toàn thân
- Chậm phát triển ở trẻ nhỏ
4. Nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B2
Tình trạng thiếu vitamin B2 có thể đến nhiều lý do. Trong đó thường gặp nhất là do những nguyên nhân sau:
- Khẩu phần ăn hàng ngày không cung cấp đầy đủ vitamin B2
- Khả năng hấp thụ vitamin B2 của cơ thể kém
- Cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng đạm khiến vitamin B2 dần bị đào thải
- Cơ thể không được bổ sung đầy đủ những vitamin nhóm B khác
- Do sử dụng một số loại thuốc làm suy giảm Riboflavin (probenecid, chlorpromazin, amitriptylin,..)
- Do cơ thể bị nhiễm khuẩn
- Trẻ em trong máu chứa hàm lượng bilirubin quá ngưỡng tiêu chuẩn
Để giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng thiếu hụt vitamin B2, bạn nên tìm cách bổ sung thông qua đường uống. Hoặc bổ sung những nhóm thực chất giàu Riboflavin. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn đọc những loại thực phẩm giàu vitamin B2. Vậy bạn hãy cùng chú ý đón đọc nhé!