Vitamin B12 là loại vitamin mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp. Tuy nhiên nó lại rất cần thiết để duy trì hoạt động sống của mỗi con người. Vậy thực chất vitamin B12 là gì? Loại vitamin này có vai trò gì với cơ thể?
1. Vitamin B12 là gì?
Cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được vitamin B12
Vitamin B12 hay còn có tên gọi khác là cobalamin. Đây là loại vitamin có thể bị hòa tan trong môi trường nước. Cơ thể của mỗi con người hiện vẫn chưa thể tự tổng hợp được cobalamin. Bởi vậy nguồn cung cấp vitamin B12 cho cơ thể con người đến mức chủ yếu từ các loại thực phẩm thường dùng. Hoặc chúng ta còn có thể bổ sung vitamin B9 từ một số loại thuốc, thực phẩm chức năng.
2. Vai trò của vitamin B12 với cơ thể
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng vitamin B9 chính là thành phần cấu thành tế bào hồng cầu. Cùng với đó cobalamin còn tham gia vào quá trình hình thành chuỗi ADN.
2.1. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Như đã đề cập ở trên, quá trình hình thành hồng cầu chỉ diễn ra suôn sẻ khi có thành phần phần vitamin B12. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12, lượng hồng cầu sẽ giảm dẫn đến hiện tượng cơ thể bị thiếu máu.
Vitamin B12 có khả năng tham gia sản sinh hồng cầu
Khi cơ thể bị thiếu máu bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bị thiếu máu rất dễ bị ngất xỉu.
2.2. Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương
Nói chung đến loãng xương thì rất nhiều chỉ cho rằng đó là do cơ thể bị thiếu canxi hay vitamin D. Thế nhưng vitamin B12 cũng là một thành tố góp mặt vào quá trình hình thành xương khớp.
Như vậy khi cơ thể bị thiếu vitamin B12 đồng nghĩa xương khớp không thể phát triển bình thường, nguy cơ loãng xương tăng cao. Điều này có nghĩa muốn xương chắc khỏe, bạn cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ cobalamin.
2.3. Ngăn chặn tình trạng suy giảm thị lực
Tình trạng suy giảm thị lực mà nhiều người vẫn thường gặp là thoái hóa điểm vàng. Đối tượng người lớn tuổi rất hay bị thoải mái điểm vàng, làm suy giảm không nhỏ chức năng thị lực.
Khi cơ thể được cung cấp cobalamin sẽ tác động đẩy lượng homocysteine trong máu giảm xuống. Điều này giúp đẩy lùi tình trạng thoái hóa điểm vàng, duy các chức năng hoạt động của mắt.
2.4. Giảm trầm cảm
Vitamin B12 có khả năng tác động đến hệ thần kinh làm cho tinh thần phấn chấn hơn. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải chi tiết quá trình trên đã diễn ra như thế nào. Một giả thuyết cho rằng cobalamin đã tiến hành tổng hợp và sau đó chuyển hóa serotonin.
Vitamin B12 giúp hỗ trợ giảm trầm cảm
Serotonin có khả năng tác động đến hệ thần kinh giúp cải thiện tâm trạng. Thực tế cho thấy những người tham gia cuộc nghiên cứu có sử dụng hoặc bổ sung vitamin B9, những dấu hiệu của trầm cảm dường như đã giảm dần.
2.5. Bảo vệ hệ thần kinh
Vitamin B12 đã được xác định là thành phần có tham gia vào quá trình cấu thành myelin. Đây là một chất bao quanh trục của hệ thống tế bào thần kinh. Đồng thời hình thành lên một chất cách điện giúp bảo vệ cho hệ thần kinh.
2.6. Một số vai trò khác
Ngoài những vai trò chính kể trên, vitamin B12 còn tham gia vào nhiều quá trình hình thành nhiều dạng phân tử đặc biệt khác trong cơ thể. Một số tác dụng khác của cobalamin với cơ thể phải kể đến như:
- Hỗ trợ chuyển hóa lipid và vitamin B9
- Hỗ trợ tổng hợp chuỗi ADN, kích thích quá trình tạo mới tế bào
- Tăng cường chức năng hoạt động của hệ tim mạch, phòng chống đột quỵ
3. Đối tượng nào dễ bị thiếu vitamin B12?
Việc hấp thụ vitamin B12 có thể bị suy giảm theo tuổi tác. Trường hợp phải phẫu thuật hay điều trị bệnh lý đặc biệt, bạn cũng có nguy cơ bị thiếu hụt loại vitamin này.
Người cao tuổi thường khó hấp thụ vitamin B12
Vitamin B12 được hấp thụ vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống. Do đó nếu ăn uống không đủ chất, sử dụng thực kém đa dạng cũng là nguyên nhân làm suy giảm cobalamin.
Ngoài ra còn phải kể tới một số đối tượng đặc biệt khác như người từng phẫu thuật ruột non, người mắc bệnh lý dạ dày, người ăn chay trường, người bị rối loạn miễn dịch,..
Đối với người có sức khỏe bình thường sẽ hiếm khi bị thiếu vitamin B12. Bởi cơ thể chúng ta có cơ chế tích trữ vitamin B12 thời gian dài. Nhưng song song với đó, bạn sẽ cần phải bổ sung cobalamin đều đặn mỗi ngày.
4. Tác hại khi thừa vitamin B12
Thiếu hay thừa vitamin B12 đều khiến sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng. Trong trường hợp cơ thể được cung cấp quá nhiều vitamin B12, cơ thể chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề dưới đây:
Sử dụng vitamin B12 liều dễ bị rối loạn tiêu hóa
- Hệ tiêu hóa rối loạn (buồn nôn, tiêu chảy,..)
- Xảy ra sốc phản vệ khi bổ sung vitamin B12 quá liều theo đường tiêm
- Tăng nguy cơ đông máu, tắc hệ thống mạch máu
- Rối loạn nhịp tim
- Đau nhức vùng đầu
- Vùng da trên cơ thể phát bạn
5. Phương pháp bổ sung vitamin B12 đúng cách
Muốn bổ sung vitamin B12 đúng cách, bạn cần xác định rõ liều lượng cần dùng. Theo đó người lớn chỉ nên tiêu thụ khoảng 2.4 mcg, trường hợp với phụ nữ mang thai thì nên sử dụng 2.6 mcg.
Còn đối với trẻ em, lượng vitamin B12 cần dùng chỉ nên dừng ở 0.7 – 2 mcg tùy từng độ tuổi.
Bổ sung vitamin B12 đúng theo khuyến nghị là điều rất quan trọng để cơ thể không bị thiếu cũng không bị thừa loại vitamin này. Phần chỉ dẫn liều lượng mà bài viết đề cập chỉ có yếu tố tham khảo. Vậy nên có nhu cầu sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng chứa vitamin B12, bạn hãy tham khảo kỹ ý kiến của các nhà chuyên môn.