Cách ngồi thiền đúng cách để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest

Ngồi thiền là phương pháp thực hành tuy đơn giản nhưng lại đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người tập. Thực hành ngồi thiền hiểu đơn giản nghĩa là người tập cần ngồi yên ở một tư thế trong khoảng thời gian nào đó. Đồng thời, giữ cho tâm trí thật thinh lặng, không để cho tâm trí nảy sinh và bị cuốn theo các vọng tưởng. Một khi bạn đã tự kiểm soát được những vọng tưởng của bản thân thì tâm trí tự nhiên sẽ bình yên. Vậy cách ngồi thiền có khó không? Làm sao để ngồi thiền được lâu?

Nếu là người mới bắt đầu làm quen với phương pháp ngồi thiền, bạn hãy tham khảo phần hướng dẫn sau đây của Thể Hình Số nhé!

1. Cách ngồi thiền được lâu

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, việc ngồi thiền 15 phút mỗi ngày có tác động tích đến tinh thần và thể chất của người tập. Thế nhưng, phần lớn mọi người khi mới tập ngồi thiền đều cảm thấy khó khăn khi phải giữ yên một tư trong khoảng thời gian như vậy. Một số bật mí sau đây, chắc hẳn có thể giúp bạn duy trì 15 phút thực hành thiền mỗi ngày.

1.1. Lựa chọn không gian yên tĩnh và tư thế ngồi thoải mái nhất

Một không gian yên tĩnh, bình yên là điều kiện đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị trước khi thực hành ngồi thiền. Không gian thiền không hề mang tính bó buộc, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái nhất khi luyện tập. Bạn có thể ngồi thiền tại bất cứ nơi nào. Chẳng hạn như trong nhà, ngoài trời, văn phòng làm việc hay thậm chí là trong một khu rừng.

Hãy lựa chọn một không gian yên tĩnh để ngồi thiền 

Khi đã chọn lựa được một không gian phù hợp rồi, việc tiếp theo của bạn chính là ngồi với tư thế thoải mái nhất. Chắc hẳn bạn đã quen với hình ảnh tư thế ngồi thẳng lưng, 2 chân bắt chéo qua nhau, nhắm mắt và giữ yên thật lâu. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải gò bó như vậy mà chỉ cần ngồi làm sao cho thư giãn nhất và thật tập trung với tư thế đó trong vòng 15 phút. Chỉ cần như vậy thôi, bạn đã có thể cảm nhận rõ sự thay đổi về mặt tinh thần.

XEM NGAY:  Có nên sử dụng thuốc cường dương hay không?

Ngoài ra, bạn hãy tìm kiếm một đối tượng nào đó để cho tâm trí mình tập trung vào đó. Rất nhiều người cho rằng thiền có nghĩa là phải chút bỏ hết mọi suy nghĩ. Nhưng thực tế rất khó mà làm được như vậy, nhất là với người mới thực hành thiền. Thay vì tìm cách loại hoàn toàn các suy nghĩ trong đầu thì bạn hãy tìm một đối tượng cụ thể và tập trung vào đó. Ví dụ như tập trung vào hơi thở của chính mình, tìm một câu thần chú rồi nhiệm trong khi tập thiền.

1.2. Luyện tập theo một lộ trình khoa học

Bạn nên thực hành thiền vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy. Vì thời gian buổi sáng luôn đem đến cho con người ta sự bình yên và tràn đầy năng lượng nhất. Ngồi thiền khoảng 10 – 15 vào buổi sáng sớm giúp cho duy trì sự bình yên trong tâm trí cho dù có phải trải qua một ngày làm việc căng thẳng.

Mỗi ngày ngồi thiền từ 15 đến 20 phút có tác động tích cực đến sức khỏe và tinh thần 

Thời tập không quá bó buộc mà có thể linh hoạt tùy vào bạn. Nhưng tốt nhất, bạn hãy duy trì tư thế thiền trong vòng ít nhất là 10 phút. Điều này sẽ tác động rất tích cực đến tâm trí và sức khỏe của người tập.

Mục tiêu cần hướng đến trong khi ngồi thiền chính là tập trung vào hơi thở của người tập. Bạn hãy hít thở thật đều đặn theo từng nhịp thở ra hít vào. Việc này có tác dụng loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực và giúp bạn hình thành một vùng trống trong tâm trí. Nó giống như việc bạn không phải lo âu, suy nghĩ về bất cứ vấn đề nào nữa.

1.3. Luyện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn

Hãy tham gia các khóa học thiền để được người có chuyên môn hướng dẫn 

Trong thời gian đầu khi mới tập ngồi thiền, bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Hoặc bạn có thể tham gia các khóa học chuyên về thiền. Việc được thực hành ở nơi có điều cơ sở vật chất đảm bảo cộng với sự hướng dẫn chi tiết từ những người có chuyên môn sẽ giúp bạn luyện tập đạt hiệu quả cao hơn.

2. Một số phương pháp ngồi thiền phổ biến

Khi đã biết làm sao để ngồi thiền được lâu, tiếp theo bạn hãy bắt đầu vào việc thực hành thiền thông qua những cách thiền sau.

 Tập trung vào hơi thở chính là kỹ thuật căn bản nhất trong thực hành thiền định

2.1. Tập trung vào hơi thở

Học cách tập trung vào hơi thở chính là kỹ thuật căn bản nhất trong thực hành thiền định. Bạn chỉ cần tập trung vào một vị trí nào đó trên bụng, tập trung vào đó để cảm nhận được hơi thở của mình.

XEM NGAY:  Cardio là gì? Những bài tập Cardio tại nhà giảm cân hiệu quả

2.2. Thiền chú

Thiền chú là việc bạn lặp đi lặp lại một câu thần chú nào đó trong khi ngồi thiền. Việc lặp lại một câu thần chú nào đó giúp tâm trí của người tập rơi vào một trạng thái thực sự tĩnh lặng, không còn phải lo âu, phiền muộn.

Bạn hãy tìm những câu thần chú dễ đọc, dễ nhớ. Chẳng hạn như “om”, một câu thần chú khá quen thuộc có nghĩa là có mặt ở khắp mọi nơi. Bạn cứ lặp đi lặp lại câu thần chú “om” để tâm trí đi vào trạng thái thiền định. Đến khi tâm trí đã rơi vào thiền định rồi, bạn sẽ không nhất thiết phải lặp lại câu thần chú này nữa.

2.3. Tập trung tâm trí vào một hình ảnh đơn giản

Tập trung tâm trí vào một hình ảnh đơn giản hay còn gọi là cách thiền mở mắt. Cụ thể bạn chỉ cần lựa chọn một điểm nhìn rồi tập trung vào đó. Chẳng hạn như nhìn vào một ngọn nến, một cây đèn, một mảng tường,.. Thiền mở mắt thường dễ thực hiện hơn so với việc bạn phải niệm thần chú. Do đó, cách thức thiền này cũng được nhiều người áp dụng hơn.

2.4. Thực hành tưởng tượng

Đây là một trong những kỹ thuật thiền khá phổ biến hiện nay. Việc của bạn chỉ là tưởng tượng ra một nơi nào đó thật bình yên trong tâm trí. Sự tưởng tượng này sẽ duy trì cho đến khi bạn chạm tới trạng thái tĩnh mịch hoàn toàn.

Bạn hãy nghĩ mình đang lạc vào một khu rừng toàn hoa, một bãi biển với cát trắng và sóng biển rì rào,.. Nói chung là bất cứ nơi nào muốn đến và cho bạn cảm giác an toàn nhất.

2.5. Quét cơ thể

Quét cơ thể là phương pháp thiền khá đơn giản nhưng lại giúp từng bộ phận trên cơ thể được thư giãn nhất. Ở bước đầu tiên, bạn hãy nhắm mắt lại và tập vào một điểm nào đó trên cơ thể, thường là đầu ngón chân. Bạn hãy giữ cho các ngón chân thật thư giãn. Sau đó, hãy dịch chuyển sự tập trung lên vùng cẳng chân rồi đến các bộ phận khác trên cơ thể. Trước khi kết thúc bài tập, bạn hãy tập trung vào hơi thở tầm một vài phút.

3. Lưu ý về tâm lý khi ngồi thiền

Việc thực hành thiền có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của người tập. Bạn hãy điều chỉnh tâm lý làm sao cho thật thoải mái, không bị ngổn ngang với những căng thẳng bên ngoài.

Bạn cần học cách quay lưng lại với thế giới khi thực hành thiền

3.1. Học cách quay lưng lại với thế giới

Ngồi thiền không chỉ đơn giản là giữ yên thư thế trong thời gian dài mà quan trọng hơn giữ cho tâm trí luôn tĩnh tại. Muốn làm được điều này, bạn cần học cách quay lưng lại với thế giới. Bạn hãy tạm quên đi những bộn bề, căng thẳng bên ngoài và chỉ tập trung vào những giây phút ở thực tại thôi nhé.

XEM NGAY:  Có nên tập yoga hàng ngày? Bí quyết tập yoga thành công

3.2. Đừng kỳ vọng quá lớn vào điều gì đó

Trong cuộc sống mà bạn càng kỳ vọng quá lớn vào điều đó thì đến khi không đạt được, bạn lại càng phải thất vọng nhiều. Khi ngồi thiền cũng vậy, bạn đừng quá trông mong vào việc hiệu quả đến nhanh chóng. Đừng nghĩ cứ đi thiền là sẽ có được tâm trạng vui vẻ, an lạc.

Bạn hãy coi việc thực hành thiền giống như một trải nghiệm và đừng trông mong quá lớn vào kết quả. Chỉ khi thực sự hành thiền mà gạt bỏ hết mọi thành kiến, ghen ghét, ganh đua thì bạn mới cảm nhận được sự nhiệm mầu của việc ngồi thiền.

3.3. Đừng căng thẳng và gò bó mình

Mục đích cốt lõi của việc thực hành thiền chính là giúp cho người tập luyện có được cái tâm an lạc, tránh khỏi bộn bề cuộc sống. Vậy nên, bạn đừng gò bó mình trong một khuôn phép mà hãy để cho tâm trí và thể chất thư giãn nhất.

3.4. Cảm nhận tất cả những thay đổi trong suy nghĩ

Khi thấy bất cứ một hình ảnh nào đó xuất hiện trong tâm trí, bạn hãy quan sát nó thật kỹ. Dù hình ảnh đó có đẹp đẽ hay xấu xí thì bạn cũng hãy cứ nhìn và để cho nó bình lặng trôi đi, hãy nó trôi đi chứ đừng để tâm trí mình bị cuốn theo nó nhé.

3.5. Học cách tôn trọng chính mình

Mỗi con người chúng ta đều không ai là hoàn hảo cả. Do đó, nếu chưa đặt được mục tiêu khi thực hành thiền thì cũng đừng nghĩ mình chưa đủ giỏi hay chưa đủ cố gắng. Thay vì tự trách mình, bạn hãy cho bản thân thêm thời gian và tự tạo ra cơ hội.

Trong khi ngồi thiền có thể bạn sẽ không gạt bỏ hết được những vọng tưởng trong tâm trí. Nhưng đừng vì thế mà vội thất vọng mà hãy tiếp tục thư giãn và tự hào về những gì mình đã làm được.

3.6. Hãy coi thử thách là cơ hội

Ngồi thiền để đạt đến cảnh giới của sự thư giãn, bạn sẽ phải đối mặt với khá nhiều thử thách. Đó là những xúc cảm, vọng tưởng trái ngược trong tâm trí. Bạn hãy coi đó như một cơ hội để khám phá xem bản mình có khả năng vượt qua được hay không. Chắc chắn bạn không thể gạt bỏ ngay được những vọng tưởng đó nhưng quá trình đấu tranh với chúng, ý trí của bạn sẽ được tôi luyện vững vàng hơn.

Cách ngồi thiền cơ bản nhìn chung không khó, chỉ cần bạn biết lựa đúng phương pháp thiền. Đồng thời, học cách điều chỉnh tâm trí của chính bản thân đã được xem là thực hành thiền thành công rồi. 

LinDa Nguyễn

LinDa Nguyễn

Mong muốn chia sẻ tới các bạn kiến thức bổ ích về làm đẹp, mỹ phẩm chất lượng, cách chăm sóc da... Thehinhso là blog được mình đầu tư tâm huyết mong nhận được sự quan tâm và phản hồi từ các bạn nữ.

guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments