Củ sắn hay còn được người dân miền trong biết đến với tên gọi khoai mì. Sắn là một trong những loại lương thực quan trọng của người Việt nhiều năm về trước. Giống như nhiều loại lương thực thiết yếu khác, sắn chứa nhiều tinh bột. Cũng chính vì vậy mà một số người đặt ra thắc mắc rằng ăn sắn có béo không?
1. Thành phần dinh dưỡng có trong sắn, khoai mì
Trong thành phần của củ sắn có chứa một hàm lượng carbohydrate khá dồi dào. Ngoài ra trong loại của này còn cung cấp một lượng chất xơ, tinh bột, vitamin đáng kể cho người sử dụng.
Cụ thể trong 100 gam khoai mì, người đã tìm thấy một số thành phần dinh dưỡng quan trọng như vitamin nhóm B (B1 và B2), tinh bột, chất xơ, canxi, phốt pho.
Dù vẫn có một hàm lượng vitamin, khoáng chất nhất định nhưng sắn không được đánh giá cao về tỷ lệ thành phần dinh dưỡng. Ăn sắn có thể giúp bạn no bụng nhưng lại không bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng.
2. Ăn sắn có béo không? Ăn khoai mì có mập không?
Ước tính rằng cứ trong 100 gam sắn lại có chứa 112 kcal. Lượng calo tìm thấy trong sắn cao hơn so với một số loại củ khác. Bởi với cùng khối lượng thì củ cải đường chứa 44 kcal, khoai lang 76 kcal.
Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì
Với nguồn năng lượng dồi dào, sắn được xem như nguồn lương thực thiết yếu ở những nước nghèo, nước đang phát triển. Ăn sắn có béo không cũng còn tùy vào cách mà bạn ăn.
Nếu ăn quá nhiều, lượng calo cao trong loại củ này rất dễ đến tình trạng tăng cân. Thậm chí là có nguy cơ mắc tim mạch, huyết áp, đái đường,..
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu ăn với một lượng vừa phải sắn cũng có thể giúp bạn giảm cân. Bởi trong sắn rất giàu tinh bột đề kháng. Đây là loại loại tinh bột giống như một loại chất xơ hòa tan có tác dụng gia tăng số lượng lợi khuẩn có trong ruột non, cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa.
Ngoài ra trong sắn còn chứa một lượng chất phản dinh dưỡng. Đây là những hợp chất được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm. Chất phản dinh dưỡng sẽ cản trở quá hấp thụ dinh dưỡng. Đối với người giảm cân, chất phản dinh dưỡng cũng có thể xem như hợp chất có lợi.
Tuy nhiên nếu ăn sắn trong thời gian dài, chất phản dinh dưỡng có trong sắn sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Bởi quá trình hấp protein, vitamin, khoáng chất không cơ hội để chuyển hóa. Như nguồn dinh dưỡng đi vào cơ thể hầu như không được hấp thụ.
3. Ăn sắn thế nào để không bị tăng cân
Muốn ăn sắn để không bị tăng cân, bạn nên ăn với số lượng vừa phải. Đồng thời kết hợp thêm với việc luyện tập. Sắn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, bạn không nên cho thêm dầu mỡ.
Ăn bánh tằm khoai mì dễ tăng cân vì chứa đường, sữa và cốt dừa
Trong đó ăn sắn luộc sẽ không có nguy cơ cao bị tăng cân như bạn ăn chè sắn. Bởi trong chè sắn thì nhiều người thường cho thêm đường, sữa dừa,..
4. Cách chế biến sắn an toàn
Trong sắn có một chất được gọi là xyanua rất nguy hiểm nếu bạn ăn sắn sống. Vậy nên ăn sắn, bạn nhất định phải chế biến cho đến khi chín, tuyệt đối không ăn sắn sống.
Cách chế biến sắn an toàn, ăn không tăng cân
Bước 1: Lột vỏ
Bạn cần gọt thật sạch vỏ sắn bởi xyanua thường tập trung nhiều nhất ở phần vỏ.
Bước 2: Ngâm sắn trong nước
Khi lột vỏ xong, bạn không nên ăn sắn ngay mà nên ngâm trong nước khoảng 2 ngày. Sau đó mới đem đi chế biến. Như vậy thì lượng xyanua mới bị loại bỏ hết.
Bước 3: Chế biến
Hãy chế biến sắn cho thật chín. Một mẹo nhỏ nữa là bạn hãy ăn kèm sắn với đồ ăn chứa protein. Bởi protein có tác dụng loại bỏ xyanua có trong sắn.
Thehinhso.net đã chia sẻ đến bạn những thông tin thú vị có liên quan đến củ sắn. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể biết được ăn sắn có béo béo không?